Tam Tự Kinh 三字經(PDF document, 280000 bytes)
Sách dạy chữ Hán có phiên âm Hán Việt. Bản gốc soạn trước đây dùng "đại tự", nặng nề, gặp trở ngại kỷ thuật khi chuyển ra bản điện tử. Bản "tiểu tự" này được gói trọn trong bốn trang, khi in hai mặt chỉ dùng hai tờ tiện lợi cho việc ôn tập. Vì chữ nhỏ nên có điều bất tiện cho người mắt yếu, xin chư vị cảm phiền. Ngoài ra bản này không có phần Phụ Lục. - Lê Văn Ðặng -
CHỮ NÔM và CÔNG VIỆC KHẢO CỨU CỔ VĂN VIỆT NAM (PDF document, 294000 bytes)
Vào tháng 3 năm 1942, giáo sư Dương Quảng Hàm phổ biến một bài khảo cứu về chữ Nôm trên Bulletin général de l’Instruction publique. Bản Quốc ngữ của giáo sư Lê Văn Ðặng có thêm một số phụ chú.
Chinh Phụ Ngâm Khúc 征 婦 吟 曲, (PDF document, 623000 bytes)
Trong Dự án Chinh Phụ Ngâm, chúng tôi khảo lục
- Nguyên tác chữ Hán của Ðặng Trần Côn,
- bản Diễn Âm của Ðoàn Thị Ðiểm, các bản dịch
ra
- chữ Nhật (Takeuchi),
- chữ Anh (Huỳnh Sanh Thông),
- chữ Pháp (Huỳnh Khắc Dụng).
Hiện thời, bản chữ Hán đã hoàn tất. Kính mời quý vị vào đọc Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn. Chúng tôi phổ biến Dự án Chinh Phụ Ngâm với sự dè dặt thường lệ, dám mong quý vị chỉ cho chỗ sai sót. Ða tạ.
Thân kính,
Viện Việt-Học
“Đến những năm cuối thế kỷ XIX, Gia Huấn Ca 家訓歌 đã gắn liền với tên Nguyễn Trãi 阮廌 trong một số thư tịch. Nhưng đến những năm ba mươi của thế kỷ XX lại có dư luận cho Gia Huấn Ca chưa chắc là của Nguyễn Trãi. Từ đó học giới phân vân. Cho đến năm 1956 khi Quốc Âm Thi Tập 國音詩集 được chính thức phát hiện, mới có người tìm cách khẳng định Gia Huấn Ca không phải là của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên vấn đề chưa phải đã giải quyết. Hai mươi năm sau đó, khi nói về tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhiều người vẫn không quên nhắc đến Gia Huấn Ca và có sách còn ghi Gia Huấn Ca là tác phẩm chính của Nguyễn Trãi nữa ".
Nhận thấy vấn đề chưa được khảo chứng thật rõ ràng và đầy đủ, nên giáo sư Đoàn Khoách đã vận dụng một số nội chứng và bàng chứng để góp phần khẳng định tác phẩm Gia Huấn Ca không phải là của Nguyễn Trãi.
Kính mời quý vị đọc bài Nguyễn Trãi và Gia Huấn Ca của giáo sư Đoàn Khoách, khởi thảo từ năm 1980 và được bổ chính mới đây.
-
Nguyễn Ngọc Bích và Thơ Hồ Xuân Hương
(PDF document, 453000 bytes)
Hơn 10 năm trước đây, Seattle Public Libraries có tổ chức Một Ngày Cho Thi Ca. Tuy ít có dịp để ý về Thi Ca nhưng chúng tôi cũng tham dự ngày đó. Sau khi dạo gần xong các tập thơ được trình bày, tình cờ bắt gặp một tập mong mỏng, với tên tác giả là Nguyễn Ngọc Bích, tựa đề A Thousand Years of Vietnamese Poetry, New York 1975. Thú thật chúng tôi để ý đến sách này vì tác giả trùng tên với một người anh họ. Mượn về đọc thấy lời dịch lưu loát nhẹ nhàng, so với tập Ca Dao Vietnam: A Bilingual Anthology of Vietnamese Folk Poetry, John Balaban, Unicorn Press 1974, có phần trội hơn. Từ đó, hỏi han các bạn bè mới biết đó là một người yêu Văn Học nước nhà và đã bỏ công ra giới thiệu với thế giới qua các bản dịch bằng tiếng Anh.
Sau này, nhân dịp xuống Quận Cam, dự lễ Khai mạc Viện Việt Học, cố Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Ðình-Hoà có đưa đến dự lễ ra mắt sách “Nguyễn Ngọc Bích hiệu-đính Hồ Xuân Hương, Tác Phẩm”. Trên đường đi, Giáo sư Hoà có dặn: “Khi tới nơi anh nhớ mua ngay một tập, đừng để trễ, sợ e không còn.” Lại còn dặn thêm: “Anh Bích đã soạn Thư Tịch Hồ Xuân Hương rất phong phú. Trong sách Tam Thiên Tự của chúng mình, anh nên thêm sách này vào phần Tài Liệu Tham Khảo.”
Mấy dòng trên đây nhắc lại cơ duyên chúng tôi biết được Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Mới đây Giáo sư Bích có cho đăng trên tạp chí Văn Học một bài bút khảo về thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tác giả có nhã ý cho phép Viện Việt Học phổ biến bài bút khảo sau khi duyệt lại và yêu cầu chúng tôi giúp bổ túc bằng cách chua một số chữ Hán-Nôm." Với 20 trang Thư Tịch Hồ Xuân Hương, soạn cho tác phẩm Hồ Xuân Hương, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tỏ ra có thẩm quyền bàn luận về các bài Thơ Nôm của Nữ sĩ họ Hồ.
Kính mời quý thân hữu đọc bài Hồ Xuân Hương: Những Văn Bản Thơ Nôm được công bố từ năm 1968 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
- Chữ Hán và Tiếng Hán Việt - Sách dày hơn 1000 trang, soạn thảo công phu, gồm 10 chương, do Gs Phạm Văn Hải (DH Georgetown University, VVH) soạn.
của G. Aubaret. Tài liệu này in năm 1857, theo lệnh của ông Bộ trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa, do nhà in Hoàng Gia (Imprimerie Impériale) tại Paris ấn hành. Nguyễn Tuấn Khanh (San José, CA) scan từ thư viện của cố Gs Nguyễn Khắc Kha
Vietnamese History Shelf
-
Việt Nam Sử Lược
Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919. Trung tâm học liệu in lần thứ nhất vào năm 1971, nhóm Sách Việt chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1994.
-
Việt Sử Toàn Thư
Do sử gia Phạm Văn Sơn soạn thảo vào năm 1960, hội chuyên gia Việt Nam chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1996.
-
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
-
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881. Viện Sử học dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Thanh Quyên chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
-
Việt Sử Tiêu Án
Do Ngô Thời Sỹ soạn thảo vào năm 1775. Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
-
Đại Việt Thông Sử
Do Lê Quý Đôn soạn thảo vào năm 1759. Lê Mạnh Liêu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1973. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Do nhiều sử gia nhà Trần và nhà Lê soạn thảo ra. Năm 1993, nhà XBKHXH ấn hành bản chữ Quốc Ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty và Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 1999.
-
Lam Sơn Thực Lục
Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15. Mạc Bảo Thần dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1944. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Tuyết Mai và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
-
Thiền Uyển Tập Anh
Soạn thảo vào đời nhà Trần, khoảng thế kỷ 14. Sách viết về các thiền sư đời Lý, Trần, v.v... tuy nhiên lại cho biết rất nhiều dữ kiện lịch sử vào các thời kỳ đó. Lê Mạnh Thát dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1976. Lê Bắc chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
(Xin cảm ơn bạn Hoàng Nhật đã cung cấp bản chữ Hán của Thiền Uyển Tập Anh)
-
An Nam Chí Lược
Do Lê Tắc soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại Học Huế dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2000.
-
Đại Việt Sử Lược
Do một tác giả khuyết danh soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14. Nguyễn Gia Tường dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
- Sử liệu về thời Tây Sơn:
- Bão Kiến hay Bão Tất (PDF, 65 trang, 1662 Kbytes)
- Nguyên nhân Thanh Triều động binh (PDF, 57 trang, 1389 Kbytes)
- Quân Thanh tiến vào Thăng Long (PDF, 80 trang, 920 KBytes)
- An Nam Chiến Đồ (PDF, 59 trang, 7386 KBytes)
Viện Việt Học xin trân trọng giới thiệu bốn tập tài liệu về thời Tây Sơn của Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính.
Tỳ Bà Hành ( 琵琶行) - Bản mới, (PDF document, 457000 bytes) Trước đây Viện Việt-Học có phổ biến bài Tỳ Bà Hành ( 琵琶行) của Bạch Cư Dị (白居易), với lời Tựa do Nguyễn Hữu Vinh dịch. Quý khách nào có chép và lưu trữ bài hành này xin cảm phiền chép lại bản mới.
Ngoài ra chúng tôi thỉnh cầu quý vị nào phổ biến tài liệu lấy từ trang Web Việt-Học nên tôn trọng tác quyền, thông thường phải được sự ưng thuận của Viện Việt-Học.
Tỳ Bà Hành
(PDF document, 385877 bytes)
(MSWords document, 38912 bytes)
Thể theo lời yêu cầu từ Diễn Ðàn Việt Học, chúng tôi đã đem vào Việt Học Thư Quán bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Nguyên tác gồm 88 câu 7 chữ hay 616 chữ. Phan Huy Vịnh dịch Nôm theo thể song thất lục bát (7-7-6-8), giữ nguyên số lượng chữ, thành 22 đoạn (7-7-6-8). Âm điệu Việt Nam phong phú hơn Tàu nên bản Nôm của Phan Huy Vịnh có phần trội hơn nguyên bản chữ Hán của Bạch Cư Dị. Bởi không tìm ra bản Nôm của Phan Huy Vịnh, chúng tôi bỏ ngỏ mấy chỗ sai biệt trong bản phiên Quốc ngữ trong khi so sánh với các bản của Dương Quảng Hàm (Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, tr. 255-257) và Trần Trọng San (Ðường Thi, q. 2) mong có dịp bổ chính. Sau cùng, xin cám ơn giáo sư Trần Huy Bích đã đọc bản thảo và gởi cho nhiều đề nghị đáng trân trọng. - Lê Văn Ðặng -